Tiêu chuẩn 3 . kiểm định chất lượng

Thứ ba - 13/03/2018 14:08
Tiêu chuẩn 3. Kiểm định chất lượng
Tiêu chuẩn 3 . kiểm định chất lượng
Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học
Mở đầu:
Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển nhà trường. Trong nhà trường, cơ sở vật chất và trang thiết bị đầy đủ đáp ứng tốt yêu cầu dạy và học thì chất lượng giáo dục sẽ được duy trì ổn định và phát triển.
Trường có khuôn viên riêng biệt có cổng trường, hàng rào, sân chơi, bãi tập tương đối phù hợp với điều kiện địa phương. Có đủ các phòng học cho học sinh học 2 buổi/ngày. Hàng năm bố trí hệ thống phòng chức năng khá hợp lý; có biện pháp cụ thể về tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị giáo dục đảm bảo đủ để phục vụ cho việc dạy và học. Ngoài ra, khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học và sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả. Nhà trường cũng có 02 khu vệ sinh, có nơi để xe cho giáo viên và học sinh; có hệ thống nước sạch đáp ứng nhu cầu sử dụng cho giáo viên, nhân viên và học sinh. Hàng năm, trường có biện pháp duy trì, tăng cường hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục hiện có đảm bảo tiết kiệm và chống lãng phí về đồ dùng dạy học, thiết bị.
Cơ sở vật chất, tài sản của đơn vị được quản lý chặt chẽ, các nguồn kinh phí được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, đúng nguyên tắc tài chính.
Tiêu chí 1: Khuôn viên, cổng trường, biển trường, tường hoặc hàng rào bảo vệ, sân chơi, bãi tập theo quy định của Điều lệ trường tiểu học.
a)Diện tích khuôn viên và các yêu cầu về xanh, sạch, đẹp, thoáng mát đảm bảo quy định;
b)Có cổng, biển tên trường, tường hoặc hàng rào bao quanh theo quy định;
c)Có sân chơi, bãi tập theo quy định.
1. Mô tả hiện trạng:
Trường tiểu học Diễn Trung có diện tích 10370 m2 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tổng số học sinh của toàn trường trong 5 năm gần nhất dao động từ  766 em đến 959 em  nên diện tích bình quân 10,7m2/học sinh. Diện tích sân chơi: 6000 m2; Bình quân: 6,3m2/HS; Diện tích sân thể dục thể thao: 3540 m2; bình quân 3,7m2/HS;  diện tích phòng học trung bình 83 m2. Khuôn viên trường Xanh - Sạch - Đẹp với nhiều cây cổ thụ gắn liền với lịch sử phát triển của nhà trường. Sân trường luôn sạch sẽ, thoáng mát. Trường chia tách thành 4 khu: khu hành chính, 3 khu học tập riêng biệt. Có sơ đồ quy hoạch mặt bằng tổng thể chi tiết và những hệ thống biển, nội quy, quy định cụ thể. [H11-2-01-05]; [H11-1-02-06].
Cổng trường được xây dựng cách nay khoảng 7 năm gồm có: 01 cửa chính, 01 cửa phụ; cổng trường rộng 6,5 m, cao 6 m. Có biển tên trường với đầy đủ thông tin đúng theo quy định tại khoản 2 Điều 5, Điều lệ trường tiểu học. Mặt ngoài trên cổng có 3 dòng chữ: dòng trên cùng ghi: Phòng GD&ĐT Diễn Châu; dòng thứ 2 ghi tên trường: Trường tiểu học Diễn Trung. Trường có đủ hệ thống tường bao xung quanh trường. Tường bao phía trước và hai bên được xây bằng gạch với chiều cao 2,1m. Bờ bao xung quanh trường dài khoảng 450m.( MC thực tế)
Sân trường rộng, thoáng mát được nâng cấp và lát gạch blốc tháng 10 năm 2015 tổng diện tích 1650 m2 với số tiền là 860 triệu đồng. Sân chơi bãi tập được quy hoạch lại gọn gàng có bóng chuyền láng xi măng sạch sẽ và đẹp mắt. Trước sân trường các bồn hoa được cắt tỉa gọn gàng ngăn nắp, dưới hàng cây cổ thụ được đặt hàng ghế đá cho học sinh ngồi đọc sách, nghỉ ngơi mát mẻ trong giờ ra chơi. Tuy  nhiên nhà trường chưa có sân bóng rổ cho học sinh luyện tập.[H11-3-01-02]; ( MC thực tế).
2. Điểm mạnh:
Trường có cổng trường, biển trường đầy đủ theo quy định, có khuôn viên riêng biệt, rộng rãi, thoáng mát, nằm trên vị trí thuận lợi. Có sân chơi, bãi tập, các bồn hoa, cây cảnh, cây bóng mát được cơ cấu hợp lý đảm bảo Xanh - Sạch - Đẹp an toàn, thân thiện cho giáo viên, học sinh khi đến trường. Diện tích sân chơi rộng đáp ứng nhu cầu vui chơi lành mạnh cho học sinh. Hệ thống sân chơi được ghép gạch blốc sạch sẽ, đảm bảo hợp vệ sinh cho các em trong khi chơi.
3. Điểm yếu:
Nhà trường vẫn thiếu sân bóng rổ, xà đơn, xà kép cho học sinh luyện tập.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Phát huy và khai thác triệt để lợi thế về diện tích, khuôn viên trong quá trình dạy học, tổ chức các hoạt động và các giờ chơi cho học sinh, tạo sự thoải mái và đảm bảo sức khoẻ cho các em trong hoạt động.
Tiếp tục làm tốt công tác chăm sóc bồn hoa cây cảnh, tạo môi trường luôn sạch đẹp, thân thiện. Giao cho TPTĐ phối kết hợp với các lớp thường xuyên chăm sóc cây cảnh để tô thêm vẻ đẹp của nhà trường. Hiệu trưởng xây dựng đề án 2017 - 2024 và kiên trì tham mưu với địa phương xây thêm phòng học và nha đa năng cảnh quan xứng tầm với trường chuẩn Quốc gia mức độ II, cũng là xã thuộc vùng cửa ngõ phía nam của huyện Diễn Châu, trồng thêm cây xanh tạo cho ngôi trường luôn sạch sẽ và thoáng mát.
5. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 2: Phòng học, bảng, bàn ghế cho giáo viên, học sinh.
a) Số lượng, quy cách, chất lượng và thiết bị của phòng học đảm bảo quy định của Điều lệ trường tiểu học;
b)Kích thước, vật liệu, kết cấu, kiểu dáng, màu sắc của bàn ghế học sinh đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế;
c)Kích thước, màu sắc, cách treo của bảng trong lớp học đảm bảo quy định về vệ sinh trường học của Bộ Y tế.
1. Mô tả hiện trạng:
Trường có 29 phòng học kiên cố, diện tích rộng khoảng 2407 m2 được xây dựng đúng quy cách theo quy định của Điều lệ trường tiểu học, đủ phòng cho học sinh học tối đa 1 ca và tổ chức học 2 buổi/ngày. Phòng học có đủ ánh sáng, thoáng mát, đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh. Trong mỗi phòng học có 1 tủ đựng đồ dùng, thiết bị dạy học; 1 bảng chống lóa, 1 bảng trưng bày sản phẩm của học sinh, các câu khẩu hiệu cần thiết, 2 quạt trần, 8 bóng điện và có 500 bộ bàn ghế, 29 bảng, phục vụ tốt cho việc dạy và học. Phòng học đảm bảo đúng quy cách, đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, an toàn cho giáo viên và học sinh theo quy định về vệ sinh trường học; có các điều kiện tối thiểu dành cho học sinh khuyết tật học tập thuận lợi. [H2-3-02-01]; ( MC thực tế).
Các phòng học được trang bị đầy đủ bàn ghế. Cụ thể: 102 bộ bàn ghế có độ dài 1,1m; rộng 0,4om; cao 0,49m dành cho học sinh lớp 1 được đóng bằng gỗ dỗi, bàn đôi ghế đơn được sơn vecni màu cánh dán đẹp mắt và đảm bảo chất lượng. Còn lại  398 bộ bàn ghế có độ dài 1,2m; rộng 0,4m; cao 0,65m được làm bằng gỗ tự nhiên, kiểu bàn đôi, ghế đơn dùng cho tất cả các lớp các lớp 2,3,4,5 và các phòng học năng khiếu. Vật liệu được làm bằng gỗ khá chắc chắn, giữ gìn sạch đẹp. Bàn ghế gỗ được đóng đồng loạt từ trước do vậy chưa theo kích cỡ từng độ tuổi  của từng lớp. [H11-1-05-04].
Tất cả các phòng học được lắp bảng chống loá Hàn quốc màu xanh có kích thước rộng 1,22m, dài 2,38m và có kẻ hàng ngay ngắn. Bảng chống lóa được treo chính giữa phòng học, phù hợp với tầm nhìn của học sinh. Phòng học Tiếng Anh có bố trí máy chiếu projector, bảng tương tác thông minh đảm bảo theo quy định về vệ sinh trường học của Bộ Y tế, đảm bảo vệ sinh học đường.[H11-2-01-05].
2. Điểm mạnh:
Nhà trường có đủ diện tích, khuôn viên thoáng mát, riêng biệt. Có đủ phòng học để thực hiện học 2 buổi/ngày; các phòng học rộng rãi, thoáng mát, có trang bị đầy đủ các thiết bị đúng quy định của Điều lệ trường tiểu học. Bàn ghế đúng chuẩn đảm bảo quy định theo thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT- BGD&ĐT- BKHCN- BYT, việc bố trí các thiết bị trong phòng học đạt tiêu chuẩn quy định về vệ sinh trường học của Bộ Y tế.
3. Điểm yếu:
Trường có 102 bàn  gỗ được đóng theo tiêu chuẩn trước do vậy chưa đúng với  kích cỡ (về chiều cao) với lớp 1 hiện nay.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Khai thác hiệu quả CSVC hiện có để phục vụ quá trình giáo dục đạt hiệu quả cao nhất.
Sắp xếp lại và từng bước vận dụng nguồn xã hội hóa để sửa lại và bổ sung bàn ghế đúng kích cỡ theo từng độ tuổi do Bộ y tế quy định.
5. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 3: Khối phòng, trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lý, dạy và học theo quy định của Điều lệ trường tiểu học.
a)Khối phòng phục vụ học tập, khối phòng hành chính quản trị, khu nhà ăn, nhà nghỉ (nếu có) đảm bảo quy định;
b)Có trang thiết bị y tế tối thiểu và tủ thuốc với các loại thuốc thiết yếu đảm bảo quy định;
c)Có các loại máy văn phòng (máy tính, máy in) phục vụ công tác quản lý và giảng dạy, máy tính nối mạng internet phục vụ các hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu.
1. Mô tả hiện trạng:
Khối phòng phục vụ học tập của trường đầy đủ theo quy định tại điều 45 Điều lệ trường tiểu học, gồm 04 phòng: 01 phòng học ngoại ngữ, 01 phòng Âm nhạc, 01 phòng tin học, 01 phòng Thư viện , 1 phòng Thiết bị và 1 Thư viện Thân Thiện. Khối phòng hành chính quản trị gồm 06 phòng: 01 phòng Hiệu trưởng, 01 phòng Phó hiệu trưởng, 01 phòng hội đồng, 01 phòng y tế học đường, Các khối phòng đều được trang bị đầy đủ bàn ghế, các thiết bị phục vụ và đảm bảo quy định, 01 phòng Thường trực - bảo vệ, 01 phòng Đội. Chưa có hội trường, các hoạt động hội họp, hội thảo chủ yếu đều sử dụng ở phòng hội đồng. [H10-1-06-10]; [H11-2-01-05].
Phòng y tế của trường có 01 giường bệnh và 01 tủ thuốc với các loại thuốc quy định phục vụ sơ cứu ban đầu cho cán bộ, giáo viên và học sinh tại trường: Có trang thiết bị tối thiểu như máy đo huyết áp, cặp nhiệt độ để theo dõi sức khỏe học sinh và các loại thuốc thiết yếu đảm bảo quy định. Hàng năm nhà trường phối hợp với trạm Y tế xã cho học sinh uống thuốc tẩy giun và khám sức khỏe định kỳ cho học sinh vào đầu năm học và cuối năm để theo dõi diễn biến sức khỏe học sinh. Có sổ theo dõi sức khỏe học sinh và sổ đo chiều cao, cân nặng học sinh. Trong phòng còn trang trí các pa-no áp-pich để tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe. [H18-3-03-01].
Nhà trường rất quan tâm, đầu tư ngân sách để mua sắm các loại máy văn phòng phục vụ cho công tác quản lý; Thường xuyên bổ sung, nâng cấp, sửa chữa máy tính phục vụ cho giảng dạy. Nhà trường có 6 máy vi tính xách tay, 6 máy in phục vụ cho công tác quản lý và hoạt động Đội. Các năm học tiếp theo mỗi năm mua bổ sung máy vi tính trang bị thêm cho phòng tin học. Phòng tin học có 25 máy vi tính đảm bảo cho học sinh khối 3 học môn Tin học. Có 01 phòng học Tiếng Anh được đầu tư các thiết bị hiện đại như: máy tính, bảng tương tác thông minh, máy chiếu, các thiết bị âm thanh khác phục cho việc dạy học theo chương trình Tiếng Anh phổ thông 10 năm. Tất cả các máy tính trong trường đã được nối mạng, giáo viên, nhân viên và học sinh đều được tập huấn và biết cách truy cập mạng để tìm kiếm thông tin, ứng dụng các phần mềm hỗ trợ cho các hoạt động giáo dục. [H2-5-04-02]; [H20-3-06-01].
2. Điểm mạnh:
Nhà trường có đủ phòng học, và một số phòng chức năng phục vụ cho việc quản lí và  đảm bảo quy định cho việc dạy và học, được bố trí hợp lý và thuận lợi.
Trường có máy chiếu làm thiết bị dạy học, đa số các cán bộ, giáo viên đều biết sử dụng và khai thác hiệu quả.
Phòng y tế được trang bị đầy đủ tủ thuốc, giường bệnh đảm bảo cho việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh.
3. Điểm yếu:
Chưa có đủ phòng chức năng, do năm học 2017-2018 tăng thêm 1 lớp nên tạm thời lấy phòng Mỹ Thuật để làm phòng học văn hóa.
Máy tính và bảng cảm ứng từ trong phòng Tiếng Anh được cấp nhưng nay hay bị hư hỏng phải sửa chữa thường xuyên.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Sử dụng và phát huy tối đa các phòng chức năng và các trang thiết bị hiện có để phục vụ tốt công tác dạy học, sinh hoạt của nhà trường.
Hiệu trưởng nhà trường tích cực tham mưu với địa phương xây dựng lộ trình huy động mọi nguồn lực để xây dựng nhà đa chức năng bằng nguồn vốn dự án, hoàn thành phục vụ cho năm học 2021 - 2024.
5. Tự đánh giá: Đạt.
Tiêu chí 4: Công trình vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom rác đáp ứng yêu cầu của hoạt động giáo dục.
a)Có công trình vệ sinh riêng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, riêng cho nam và nữ, thuận lợi cho học sinh khuyết tật (nếu có), vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, an toàn, thuận tiện, sạch sẽ;
b)Có nhà để xe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh;
c)Có nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; hệ thống thoát nước, thu gom rác đảm bảo yêu cầu.
1. Mô tả hiện trạng:
Nhà trường có hai công trình vệ sinh riêng. Công trình vệ sinh dành cho học sinh nam và nữ với tổng diện tích 306 m2. 01 công trình dành cho giáo viên nam và giáo viên nữ với tổng diện tiachs 63 m2. Mỗi công trình vệ sinh đều có bể nước, máy bơm nước phục vụ cho việc vệ sinh cá nhân. Trường đã có hệ thống bồn rửa tay bằng xà phòng cho học sinh sau khi vệ sinh xong. Tuy nhiên số lượng học sinh đông, khuôn viên trường rộng nhưng chỉ có 1 khu vệ sinh dành cho học sinh do đó khối 4;5  học sinh còn phải đi vệ sinh hơi xa. [H11-2-01-05];(MC thực tế)
Trường có hệ thống nhà để xe riêng cho cán bộ, giáo viên và học sinh theo đúng quy định. Khu nhà xe học sinh đặt vị trí phía bên phải ngoài cổng vào, dài 30m, rộng 8,3m, dành cho các khối lớp. Xe của học sinh được sắp xếp gọn gàng, bố trí theo từng khối, lớp để thuận tiện cho học sinh khi gửi, lấy và nhà trường quản lí, bảo vệ một cách an toàn. Khu nhà để xe dành riêng cho CB,GV được đặt vị trí bên trái ngoài cổng vào gần khu vực văn phòng, khu nhà dài 10 m, rộng 7m. Cả 2 nhà xe đều được lợp tôn màu xanh, đảm bảo an toàn.( MC thực tế).
Trường có hệ thống nước giếng, nước sạch đáp ứng nhu cầu sử dụng, phục vụ cho việc sinh hoạt của cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh. Hệ thống thoát nước từ khu vệ sinh và sân trường đều được đổ ra mương thoát nước công cộng sạch sẽ, không có mùi hôi thối. Trường đã có nhà xử lí rác tại chỗ, hàng ngày, sau khi các lớp vệ sinh xong, các em mang ra nhà xử lí rác phơi khô và đốt. Hiện nay, mỗi lớp có 1 bình nước sạch để phục vụ nước uống cho học sinh..[H11-3-04-01]; [H18-5-05-03]; ( MC thực tế).
2. Điểm mạnh:
Trường đã xây dựng cơ bản đầy đủ các công trình cần thiết, sạch sẽ, an toàn, phù hợp, đáp ứng nhu cầu hàng ngày của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và yêu cầu phục vụ các hoạt động của trường.
3. Điểm yếu:
Số lượng học sinh đông nhưng chỉ có 1 công trình vệ sinh dành cho học sinh và  địa điểm đặt công trình vệ sinh xa đối với các lớp khối 2;5 nên không thuận tiện cho các em  nhất là những ngày mưa gió.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Nhà trường tiếp tục phát huy tốt công trình vệ sinh để được sử dụng lâu dài, hiệu quả, góp phần làm cho môi trường, trường học luôn sạch, đẹp.
5. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 5: Thư viện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
a)Thư viện đạt tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b)Hoạt động của thư viện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, dạy học của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh;
c)Bổ sung sách, báo và tài liệu tham khảo hằng năm.
1. Mô tả hiện trạng:
Nhà trường có phòng thư viện và thư viện thân thiện với tổng diện tích hơn 130 m2, được đặt ở nơi thuận tiện trong nhà trường để phục vụ việc đọc và mượn sách, báo, tài liệu của giáo viên, học sinh, cán bộ quản lý. Số lượng sách, báo, tạp chí, tài liệu tham khảo chưa phong phú nên việc đáp ứng nhu cầu đọc cho giáo viên và học sinh chưa được đầy đủ. Cụ thể là sách tham khảo: 358 cuốn sách; sách nghiệp vụ: 159 cuốn; sách giáo khoa: 1787 cuốn, sách thiếu nhi: 1876 cuốn, Ngoài ra còn có các loại báo: Nhân dân, Nghệ An, Giáo dục - Thời đại, Thiếu niên Tiền phong, tuổi trẻ và các loại tạp chí như, tập san giáo dục tiểu học. Tài liệu trong thư viện đều được sắp xếp theo trình tự khoa học rất thuận lợi cho giáo viên, nhân viên, học sinh tra cứu. Nội quy thư viện được xây dựng chi tiết, đầy đủ phù hợp với tình hình thực tế của trường. Hàng năm, vào cuối năm học nhà trường kiểm kê tài sản của thư viện và làm thủ tục thanh lý kịp thời các loại sách bị rách, có nội dung thay đổi hoặc hết hạn sử dụng.[H19-3-05-01]; [H19-3-05-02];
Thư viện nhà trường hoạt động cung cấp sách giáo khoa cho học sinh, cung cấp sách tham khảo và nghiệp vụ cho giáo viên; có kế hoạch, lịch hoạt động cụ thể theo năm học, tháng, tuần. Được sắp xếp, phân loại sách báo, tài liệu theo các nội dung, mảng chuyên môn ngăn nắp, khoa học, dễ tra cứu; tổ chức giới thiệu sách báo theo chủ đề phục vụ nhu cầu mượn, đọc, tham khảo và tra cứu thông tin phục vụ giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh. Thực hiện tốt công tác bảo quản, không để mối mọt, ẩm ướt, thất thoát, đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng chống cháy nổ. [H19-3-05-03];[H19-3-05-04].
Trung bình mỗi năm, trường dành 10.000.000 đồng mua bổ sung các loại sách nghiệp vụ và sách tham khảo, đặt các loại báo, tạp chí theo quy định phục vụ cho hoạt động dạy-học, nghiên cứu của giáo viên và học sinh. Cán bộ thư viện có đủ sổ sách theo quy định của ngành văn hóa thông tin. Hệ thống sổ sách thư viện được cập nhật đầy đủ. Sách báo nhập về đầu năm đều được nhập vào sổ để theo dõi. Hàng năm có kiểm kê sách báo một cách chặt chẽ, phân loại chất lượng một cách rõ ràng, tiến hành thanh lý đúng quy định.Từ đó có kế hoạch mua sách báo tài liệu tham khảo mới để bổ sung. Sách báo trong thư viện được phân theo mảng, có danh mục các loại sách báo, tài liệu. Xếp đúng theo quy định để dễ tra cứu. Hàng năm nhà trường phát động phong trào quyên góp sách cũ để xây dựng tủ sách dùng chung. Cuối mỗi năm có kiểm kê chất lượng, thanh lí những sách báo, tài liệu, ấn phẩm hư hỏng và dự kiến kế hoạch bổ sung cho năm học mới. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí hạn hẹp nên việc đầu tư bổ sung sách, báo hàng năm còn ít. Phòng thư viện chưa có máy tính. [H19-3-05-05]; [H19-3-05-06]; [H19-3-05-07].
2. Điểm mạnh:
Thư viện nhà trường đạt chuẩn theo quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 01/2003/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2003 của Bộ GD&ĐT. Phòng thư viện được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp, nhân viên thư viện đã có kế hoạch, lịch hoạt động hàng năm, tháng, tuẩn và quản lý sách báo chặt chẽ. Có đủ hồ sơ sổ sách theo quy định; có nhiều loại sách báo theo quy định và được lưu trữ cẩn thận và sắp xếp có khoa học, phục vụ tốt cho việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.
3. Điểm yếu:
Nguồn kinh phí hạn hẹp nên việc đầu tư bổ sung sách, báo hàng năm còn ít.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Tiếp tục phát huy chức năng của thư viện và tổ chức có hiệu quả các hoạt động của thư viện nhà trường nhằm góp phần tích cực vào chất lượng dạy học.
Đồng chí Phó hiệu trưởng tăng cường hơn nữa việc kiểm tra, nhận xét, theo dõi  và đôn đốc việc giới thiệu sách hàng tháng của  nhân viên thư viện. Bộ phận tài chính cân đối ngân sách tham mưu với Hiệu trưởng bổ sung kinh phí mua sắm tài liệu, sách vở mới cho thư viện khoảng 10 triệu/năm, bắt đầu từ năm học 2017- 2018. Chỉ đạo đồng chí tổng phụ trách phát động phong trào ủng hộ sách báo cho thư viện mỗi năm 1 lần ( Vào cuối năm học). Chỉ đạo tổ chức chuyên môn, đoàn đội xây dựng phong trào đọc sách báo, gắn với các phong trào thi đua trong nhà trường. Hiệu trưởng tham mưu với Phòng GD&ĐT Diễn Châu tổ chức tập huấn nghiệp vụ, tổ chức thi giới thiệu sách cho  nhân viên thư viện để họ nắm chắc nghiệp vụ và tự tin thực hiện nhiệm vụ của mình tăng cường đầu tư về kinh phí để mua thêm sách báo cho giáo viên và học sinh tham khảo. Huy động cán bộ, giáo viên và học sinh toàn trường quyên góp sách báo để bổ sung vào tủ sách, truyện của thư viện nhà trường.
5. Tự đánh giá: Đạt.
Tiêu chí 6: Thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học và hiệu quả sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học.
a)Thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ giảng dạy và học tập đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b)Việc sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ lên lớp và tự làm một số đồ dùng dạy học của giáo viên đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c)Kiểm kê, sửa chữa, nâng cấp, bổ sung đồ dùng và thiết bị dạy học hằng năm.
1. Mô tả hiện trạng:
Nhà trường có phòng thiết bị với diện tích 54 m2 có đầy đủ các thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học, đảm bảo chất lượng theo quy định. Mỗi lớp học được trang bị 1 tủ đồ dùng cho giáo viên và học sinh, trong đó có đầy đủ các đồ dùng, dụng cụ cần thiết thuận lợi cho việc sử dụng trên lớp. Trường  có 1 phòng thiết bị với diện tích 54m2 chứa các thiết bị như: Tranh ảnh, bản đồ, đài cacset, dụng cụ TDTT… phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và học tập. Ngoài ra, trường còn có các thiết bị hiện đại như: 02 máy chiếu đa năng, 01 đầu DVD, 01 ti vi, 7 đàn Oocgan, 01 bộ Âmly đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay. [H20-3-06-01]; [H20-3-06-02].
Đầu năm, giáo viên mượn toàn bộ đồ dùng dạy học trong năm và tự quản lí tại tủ lớp. Vào cuối mỗi tuần, sau khi lên kế hoạch dạy học cho tuần tới, giáo viên kiểm tra các đồ dùng dạy học cần sử dụng và thể hiện rõ trên nhật ký đồ dùng dạy học và lịch báo giảng. Sau mỗi giờ lên lớp, giáo viên rút kinh nghiệm việc sử dụng đồ dùng dạy học của bản thân để tiết dạy đạt hiệu quả hơn. Nhà trường, tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc sử dụng và hiệu quả sử dụng TBDH của giáo viên. Ngoài ra, hằng năm, nhà trường phát động cán bộ, giáo viên và học sinh tự làm đồ dùng dạy học, yêu cầu mỗi giáo viên có ít nhất 01 đồ dùng, TBDH có chất lượng trong năm. [H9-1-03-03]; [H20-3-06-03]; [H20-3-06-01].
Mỗi năm học nhà trường tổ chức kiểm kê 1 lần vào cuối năm học. Cuối năm học các bộ đồ dùng được kiểm kê, bàn giao ngay tại lớp có sự giám sát của Ban giám hiệu, cán bộ phụ trách thiết bị và giáo viên chủ nhiệm. Lập biên bản bàn giao, thanh lý những đồ dùng hỏng, kê khai đồ dùng mất để có kế hoạch bổ sung, tu sửa kịp thời đảm bảo cho việc dạy và học. Nhà trường trích kinh phí để mua sắm bổ sung những đồ dùng bị hư hỏng đầy đủ, kịp thời. Tuy nhiên, công tác kiểm tra việc bảo quản thiết bị sau khi đã bàn giao về các lớp học chưa thường xuyên. [H20-3-06-04]; [H20-3-06-05].
2. Điểm mạnh:
Có đủ các thiết bị tối thiểu đảm bảo quy định tại Thông tư số 15/2009/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo.
Việc khai thác đồ dùng, thiết bị dạy học hợp lí, nhiều giáo viên đã biết sử dụng và làm chủ được các thiết bị dạy học hiện đại. Phong trào làm đồ dùng phục vụ dạy học được cán bộ, giáo viên hưởng ứng cao.
Công tác kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị được duy trì một cách thường xuyên.
3. Điểm yếu:
Công tác kiểm tra việc bảo quản thiết bị sau khi đã bàn giao về các lớp học chưa thường xuyên.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Giao cho đồng chí Ngô Thị Cát, cán bộ thiết bị và các đồng chí giáo viên tiếp tục duy trì công tác bảo quản đồ dùng, thiết bị dạy học hiện có, phát huy hiệu quả việc khai thác, sử dụng thiết bị dạy học để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Hiệu trưởng giao đồng chí Phan Bá Ánh, Phó hiệu trưởng lập và thực hiện kế hoạch kiểm tra việc bảo quản thiết bị. Từ năm học 2017 - 2018, hàng năm Hiệu trưởng có kế hoạch trích 10.000.000 đ để mua thêm các thiết bị phục vụ cho dạy và học.
5. Tự đánh giá: Đạt
Kết luận về Tiêu chuẩn 3:
1. Những điểm mạnh nổi bật:
Phòng học đủ đáp ứng yêu cầu học tập của học sinh, có phòng bố trí học 2 buổi/ngày, đảm bảo bàn ghế 2 chỗ ngồi đúng quy định chuẩn
Khuôn viên trường đảm bảo diện tích theo quy định, cơ bản đủ phòng học, phòng chức năng, phòng làm việc, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học. Bàn ghế, các biểu bảng của các lớp đúng quy cách theo Điều lệ trường tiểu học.
Trường có công trình vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước đảm bảo; việc xử lí, thu gom rác thải khoa học, hiệu quả giữ cho môi trường luôn luôn xanh - sạch - đẹp.
Thư viện - thiết bị nhà trường đã thực hiện hiệu quả chức năng cung cấp, quản lý tài liệu, tư liệu tham khảo góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy, học tập, NCKH của cán bộ, giáo viên và học sinh.
2. Những điểm yếu cơ bản:
Công tác kiểm tra hoạt động thư viện, kiểm tra việc bảo quản thiết bị chưa thường xuyên.
Nguồn kinh phí cấp cho trường hàng năm còn ít, khó khăn cho việc tổ chức hoạt động và mua sắm trang thiết bị dạy học.
3. Tự đánh giá:
Số tiêu chí đạt:      6/6
 
 
 

Nguồn tin: PHT: Phan Bá Ánh

 Từ khóa: tiêu chuẩn

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

ALBUMS ẢNH
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay78
  • Tháng hiện tại2,872
  • Tổng lượt truy cập543,595
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây