Trường Tiểu học Diễn Trung, Diễn Châu, Nghệ An

http://thdientrung.dienchau.edu.vn


Cấu tạo của câu

A: câu đơn: có một vế câu đủ chủ ngữ,vị ngữ.

 

A: câu đơn: có một vế câu đủ chủ ngữ,vị ngữ.
1. Câu kể: ( còn gọi là câu trần thuật) là những câu dùng để:
- kể, tả hay giới thiệu về sự vật, sự việc.
- Nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người.
Cuối câu kể có dấu chấm.
VD: Bu- ra- ti- nô là một chú bé bằng gỗ.
Câu kể thường có 3 loại:
a, Câu kể Ai làm gì? thường gồm hai bộ phận: 
- Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, chỉ sự vật, (người, con vật hay đồ vật, cây cối được nhân hóa); trả lời cho câu hỏi: Ai ( cái gì, con gì)?, thường do danh từ, (cụm danh từ) tạo thành.
- Bộ phận thứ hai là vị ngữ, nêu lên hoạt động của người, con vật 
( hoặc đồ vật, cây cối được nhân hóa) trả lời cho câu hỏi: Làm gì?, thường do động từ, (cụm động từ) tạo thành.
VD: Chị tôi đan nón lá cọ để xuất khẩu.

b, Câu kể Ai thế nào? gồm có hai bộ phận: 
- Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, chỉ sự vật; trả lời cho câu hỏi: Ai ( cái gì, con gì)?, thường do danh từ, (cụm danh từ) tạo thành. - Bộ phận thứ hai là vị ngữ, trả lời cho câu hỏi: Thế nào?, chỉ đặc điểm , tính chất hoặc trạng thái của sự vật; thường do tính từ, động từ, (cụm tính từ, cụm động từ) tạo thành.
VD: Chị tôi rất xinh.
Em bé ngủ.
c, Câu kể Ai là gì? thường gồm hai bộ phận: 
- Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, chỉ sự vật, trả lời cho câu hỏi: Ai ( cái gì, con gì)?, thường do danh từ, (cụm danh từ) tạo thành.
- Bộ phận thứ hai là vị ngữ, nối với chủ ngữ bằng từ là, trả lời câu hỏi: Là 
gì ?, thường do danh từ, (cụm danh từ) tạo thành.
VD: Chị tôi là sinh viên đại học Y.

2. Câu hỏi: Dùng để hỏi về những điều chưa biết. Câu hỏi thường có các từ nghi vấn ( ai, gì, thế nào, sao, không,…). Khi viết, cuối câu hỏi thường có dấu chấm hỏi (? ).
VD: Thuở đi học, chữ Cao Bá Quát như thế nào?

3. câu cảm:(câu cảm than) là câu dùng để bộc lộ cảm xúc ( vui, buồn, thán phục, đau xót, ngạc nhiên,…). Cuối câu cảm thường có dấu chấm than (!).
VD: Bạn Giang học giỏi thật!
Trong câu cảm thường dùng các từ sau:ôi, chao, chà, trời, quá, lắm,…
4. Câu khiến:( câu cầu khiến) dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn,… của người nói, người viết với người khác. Cuối câu khiến có dấu chấm than (!) hoặc dấu chấm.
- Trong câu khiến thường dùng các từ sau: hãy, đừng, chớ, xin, mong,…
VD: Nhà vua hãy hoàn lại gươm cho Long Vương!

Tác giả bài viết: (Sưu Tầm)

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây